Hướng dẫn bộ thẻ màu sắc (2 hộp thẻ màu) – Dịch từ sổ tay Montessori

Cùng thời điểm trẻ hoạt động với bộ tháp hồng, thang nâu và gậy đỏ, trẻ có thể bắt đầu luyện tập với bộ thẻ màu sắc (lúc 3 tuổi)

Bộ thẻ màu sắc là những tấm gỗ được cuộn tơ với các sắc độ khác nhau. Bộ thẻ này gồm có 2 hộp màu riêng biệt. Mỗi hộp có 8 màu nhau, mỗi màu có 8 sắc độ được sắp xếp từ đậm tới nhạt, tạo thành tổng 64 màu.

(Bộ giáo cụ hiện nay của các trường Montessori có 3 hộp. Hộp nhỏ chứa 3 cặp màu, hộp vừa chứa 11 cặp màu, hộp lớn chứa 64 màu sắc là 8 sắc độ của 8 màu)

Bài học đầu tiên mà trẻ được giới thiệu là ghép các cặp màu. (Giới thiệu với trẻ hộp màu bé). Giáo viên chọn ra khoảng 3 cặp màu, ví dụ như đỏ, xanh nước biển, vàng. Cô đưa cho trẻ 1 thẻ màu (ví dụ là đỏ), sau đó yêu cầu trẻ chọn 1 màu tương ứng từ cụm màu đã lấy ra kia. Sau khi trẻ chọn được thẻ tương ứng, cô sẽ lấy tiếp màu xanh nước biển, và trẻ sẽ chọn lấy thẻ tương ứng để ghép cặp. Khi trẻ hoàn thành việc ghép cặp, giáo viên xáo trộn những tấm thẻ màu một lần nữa và để trẻ thực hiện hoạt động một mình.

Những cặp màu sắc này sẽ dần được tăng lên thành 4 hoặc 5. Một đứa trẻ 3 tuổi có thể kết thúc hoạt động sau khi ghép cặp được 10 hoặc 12 cặp màu. (Trẻ hoạt động sang hộp màu vừa với 11 cặp màu)

Khi đôi mắt của trẻ đã quen với bài tập ghép cặp, trẻ sẽ được giới thiệu với các sắc độ khác nhau của một màu. Ví dụ với màu xanh nước biển, màu này có 8 sắc độ sáng – tối khác nhau được sắp xếp theo thứ tự. Giáo viên đặt các thẻ màu cạnh nhau theo cấp độ, bắt đầu với màu tối nhất, như vậy là đủ để trẻ hiểu cần phải làm gì. Sau đó cô sẽ để trẻ một mình, trẻ sẽ nảy sinh hứng thú một cách tự nhiên.

Trẻ sẽ mắc lỗi, như là một lẽ hiển nhiên. Nếu trẻ hiểu cách làm, nhưng vẫn mắc lỗi, đó là dấu hiệu rằng trẻ chưa đạt tới trạng thái nhận diện sự thay đổi về sắc độ của màu. Chỉ có rèn luyện mới có thể hoàn thiện khả năng nhận diện của trẻ, vì vậy chúng ta vẫn sẽ để trẻ làm việc một mình.

Có 2 cách mà chúng ta có thể giúp trẻ: Cách đầu tiên, trẻ nên lấy ra màu tối trước tiên. Đây sẽ là gợi ý quan trọng dẫn dắt trẻ biết cần làm gì tiếp theo.

Cách 2: Chỉ dẫn trẻ quan sát nhiều lần các màu cạnh nhau trong cùng 1 bộ, để trẻ có thể so sánh và tách biệt 2 màu sắc này. Cách này giúp trẻ cân nhắc kỹ càng hơn trước khi đặt các tấm thẻ xuống khi xếp các bộ thẻ.

Cuối cùng, khi đã thành thạo với sắc độ của các màu đơn, trẻ sẽ rất thích việc lấy ra cả 8 bộ thẻ màu (64 thẻ), sắp xếp các cụm màu nối tiếp nhau thành một dải “ruy băng” sặc sỡ. Hoạt động này giúp huấn luyện những chuyển động tỉ mỉ của đôi bàn tay, và sự tập trung của tâm trí.

Một bài tập nữa với những trẻ lớn hơn (Hoan đoán khoảng 4 tuổi) để rèn luyện trí nhớ màu sắc. Trẻ sẽ nhìn ­thật kỹ vào một tấm thẻ, sau đó được mời đi tìm 2 thẻ nằm cạnh tấm thẻ này (có sắc độ gần nhất), và tất nhiên là không được cầm theo tấm thẻ ban đầu. Bằng cách này, trẻ sẽ không dùng tấm thẻ thực tế nữa, mà bắt đầu sử dụng “tấm thẻ màu” được in nhớ trong trí tưởng tượng của mình.

Bọn trẻ rất thích hoạt động nhớ thẻ này, đây là “thức ăn” cho tâm trí ham học hỏi của trẻ. Bọn chúng sẽ chạy đi với hình ảnh thẻ màu ở trong đầu, và tìm những thẻ tương ứng trong môi trường thực tế bên ngoài. Đó thực sự là phần thưởng quý giá khi trẻ có thể nhận diện và so sánh được những gì nằm trong tâm trí với những sự vật bên ngoài, và rồi cầm trong tay những thẻ màu tìm được như là bằng chứng cho kỹ năng mà trẻ học được.

Contact Me on Zalo
Scroll to Top