Hướng dẫn tủ hình học phẳng – Dịch từ sổ tay của bà Montessori

Một giáo cụ rất thú vị khác nữa, đó là một chiếc tủ nhỏ, bên trong chứa 6 ngăn kéo được xếp đặt theo chiều dọc. Khi mở ra, mỗi ngăn kéo chứa 6 khung gỗ.

Tủ hình học với 6 ngăn kéo chứa các tấm hình học

Gần như tất cả các khung này đều chứa những hình học phẳng màu xanh dương bên trong, hoàn thiện với một núm nhỏ để cầm. Đáy của ngăn kéo được trải giấy (hoặc sơn) màu xanh dương, để khi hình học phẳng được lấy ra, đáy và khung tạo thành một hình tương tự.
Những hình học phẳng trong tủ được sắp xếp theo sự tương tự của hình dạng

Ngăn 1: 6 hình tròn với đường kính giảm dần
Ngăn 2 gồm có 1 hình vuông, và 5 hình chữ nhật với cạnh dài bằng cạnh hình vuông, cạnh rộng giảm dần.
Ngăn 3 với 6 tam giác, thay đổi về độ dài các cạnh và độ lớn của các góc. Đó là tam giác đều, tam giác cân, tam giác không đều nhất, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác nhọn.
Ngăn 4 có 6 đa giác đều, từ 5 cạnh tới 10 cạnh: Ngũ giác đều, lục giác đều, thất giác đều, bát giác đều, cửu giác đều, thập giác đều
Ngăn 5 gồm các hình khác nhau: Hình bầu dục, hình elip, hình thoi (hình bình hành có 4 cạnh bằng nhau), hình bình hành, hình thang, hình thang vuông
Ngăn 6 gồm có 4 miếng gỗ không có hình, và 2 hình học bất quy tắc

Khay để giới thiệu các tấm hình học phẳng cho trẻ

Đi kèm với tủ hình học là 1 khay để giới thiệu cho trẻ những hình học phẳng. Giáo viên có thể lựa chọn những hình dạng mình thấy là cần thiết từ các ngăn kéo. Cho lần giới thiệu đầu tiên này, cô nên chọn một số ít những hình khác nhau rõ ràng về hình dạng, sau đó tăng dần về số lượng, và rồi giới thiệu những hình tương tự nhau (những hình cùng trong 1 khay).

Bộ đầu tiên dùng để giới thiệu tới trẻ có thể là: Hình tròn và tam giác đều, hoặc là hình tròn, tam giác đều và hình vuông. Những vị trí còn trống nên được đặt những tấm gỗ trơn, không có hình. Sau đó, giới thiệu thêm những hình để thay thế những tấm gỗ trơn như hình chữ nhật dẹt, hình elip, lục giác.

Sau đó giáo viên có thể giới thiệu những hình giống nhau trong cùng 1 khay.

Cách thực hiện giáo cụ này cũng tương tự như bộ khối trụ có núm (xem Hướng dẫn Khối trụ có núm). Tấm hình học được lấy ra khỏi khuôn, được xáo trộn, sau đó trẻ được mời gọi đặt vào vị trí cũ.

Giáo cụ này cũng có tính tự sửa lỗi, đó là trẻ không thể nào đặt vừa vặn một hình vào vị trí không phải của nó. Từ đó trẻ sẽ thử, thí nghiệm, và cuối cùng kết thúc hoạt động trong chiến thắng.

Trẻ sẽ được chính giáo cụ chỉ dẫn để so sánh các hình dạng khác nhau, để nhận ra một cách cụ thể và rõ ràng những khác biệt giữa chúng khi đặt các tấm hình vào sai chỗ. Nhờ đó, mắt trẻ được rèn luyện để nhận ra các hình dạng cụ thể.

Trong bài học này, có một chuyển động mới rất quan trọng của bàn tay mà trẻ cần học. Đó là chạm vào phần viền của hình học phẳng bằng đầu ngón tay trỏ và giữa của tay phải (và tay trái nếu trẻ thuận cả 2 tay). Trẻ sẽ chạm, không chỉ vào viền của tấm hình học phẳng, mà cả viền của khuôn gỗ, di chuyển ngón tay hết các cạnh đến các góc. Và chỉ sau khi chạm, lúc này trẻ mới đặt hình vào khuôn của nó.

Hình học được in nhớ vào tâm trí dễ hơn theo cách này. Có những đứa trẻ không nhận ra hình dáng của tấm gỗ bằng mắt, đặt sai cả những hình khác biệt nhau nhất, sau khi thực hiện việc chạm vào viền, đã nhanh chóng đặt được hình vào đúng chỗ của nó.

Tay của trẻ qua chuyển động này học được một chỉ dẫn rõ ràng, đặc biệt khi trẻ di chuyển tay bên trong khuôn gỗ. Chính sự đóng kín của khuôn trở thành một chỉ dẫn rõ ràng và cụ thể cho trẻ.

Giáo viên cần luôn can thiệp vào lần đầu giới thiệu với trẻ bài học, bởi nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn sau này. Trẻ cần được học cách chạm, và ở lần đầu tiên, cô sẽ cầm tay trẻ di chuyển, đảm bảo đầu ngón tay của trẻ chạm vào từng chi tiết ở các góc và các cạnh của hình.

Một khi tay của trẻ học được chuyển động này một cách chính xác, trẻ sẽ có khả năng đi theo đường viền của các hình học phẳng. Và qua rất nhiều bài tập này, trẻ kết hợp các chuyển động cần thiết để phác thảo nên hình vẽ chính xác trong tâm trí mình.

Hoạt động này là bài tập chuẩn bị cho bài Tô kín hình được làm từ các khuôn hình học, vốn là bài tập quan trọng chuẩn bị cho việc vẽ và viết sau này.

Trẻ chạm tay vào viền của tấm hình học

Ở một cấp độ cao hơn, những đứa trẻ đã phát minh ra cách tự che mắt mình để nhận diện khuôn hình chỉ qua đôi tay, lấy ra và rồi đặt lại mà không cần nhìn.

3 bộ thẻ tương ứng với khay hình học (từ trên xuống dưới tương ứng với bộ 1,2,3 và 1,2,3)

Tương ứng với mỗi hình trong khay hình học phẳng, có 3 tấm thẻ nền trắng, cùng hình dạng, cùng kích thước với những hình trong khay hình học.

  • Bộ thứ nhất là những hình được đổ màu xanh dương bên trong. Được làm bằng cách cắt những miếng giấy màu xanh dương và dán vào thẻ.
  • Bộ thứ 2 chỉ có đường viền với độ dày 0,5cm, được cắt từ cùng miếng giấy màu xanh dương và dán vào thẻ
  • Bộ thứ 3, những hình học phẳng được miêu tả bằng chỉ 1 nét mực màu đen.

Khi trẻ sử dụng đến bộ thẻ thứ 2, mắt trẻ dần hoàn thiện hóa khả năng nhận diện hình học. Lúc này, không còn có việc tự sửa lỗi rõ ràng trong giáo cụ nữa, mà giờ mắt trẻ sẽ phải phán đoán nhận dạng của hình, và thay vì đặt tấm hình học vào khuôn, trẻ sẽ đặt nó lên trên tấm thẻ.

Khả năng phân biện và nhận diện của trẻ tốt dần lên sau các bộ thẻ. Và đến bộ thứ 3, trẻ có thể nhìn thấy sự liên kết mới giữa các hình học. Khi trẻ cầm trên tay tấm gỗ hình học và bức ảnh với viền đen, trẻ kết nối thực tế với trừu tượng. Đường kẻ kia bây giờ nở ra trong trẻ một ý nghĩa rõ ràng. Trẻ đưa bản thân mình đến việc nhận dạng, giải thích và đánh giá hình dạng của một hình bằng chỉ 1 đường kẻ.

Bài tập với những tấm thẻ này đa dạng, sau đây là một số cách mà bọn trẻ đã phát minh ra:

Một số trẻ thích trải các tấm hình học ra trước mắt, sau đó với tay cầm rất nhiều các tấm thẻ, trộn đều như trộn bài, và rải ra nhanh hết mức có thể làm sao để tấm thẻ che phủ tấm hình học bên dưới. Và sau đó, để thử lại, trẻ đặt tấm hình học lên trên thẻ. Trẻ thường thực hiện hoạt động này trên vài chiếc bàn ghép lại với nhau, sử dụng cả 3 bộ thẻ.

Cách khác: Trẻ trải ra 2 – 3 chiếc bàn tất cả những tấm thẻ của cả 3 bộ thẻ. Trẻ sau đó lấy ra và đặt tấm hình học một cách nhanh nhất có thể lên trên tấm thẻ tương ứng trên bàn.

Một trò chơi nữa được thực hiện bởi 4 -5 trẻ. Cũng giống như trò chơi thứ 2, nhưng lần này được thực hiện bởi nhiều trẻ hơn. Ngay sau khi một đứa tìm ra tấm thẻ tương ứng với tấm hình học gỗ nó đang cầm, đứa khác sẽ ngay lập tức lấy đi tấm hình học gỗ và đặt vào tấm thẻ có hình dạng tương tự. Trò chơi này khá giống với nền tảng của chơi cờ nói chung.

Rất nhiều trẻ, không ai gợi ý, chạm ngón tay vào viền của những tấm thẻ với mục đích rõ ràng, hứng thú và đầy nâng niu.

Ở Casei Bambini, chúng tôi dạy trẻ tên của tất cả các hình
Ban đầu, tôi chỉ giới hạn việc dạy trẻ ở tên của những hình cơ bản, nhưng rồi bọn trẻ muốn biết thêm, lấy lòng vui sướng khi biết những cái tên khó nhất như thập giác, (decagon), hình thang (trapezium). Bọn trẻ cũng rất vui sướng khi nghe phát âm của từng từ mới được lặp đi lặp lại. Độ tuổi 0-6, là thời gian mà ngôn ngữ được hình thành, và cũng là thời điểm để âm của tiếng nước ngoài có thể học một cách tốt nhất. (Perfectly learned)

Khi trẻ đã có thời gian với những hình học phẳng, trẻ sẽ bắt đầu khám phá ra trong môi trường những hình, những màu, và những tính chất mà trẻ đã được học, là thành quả của những bài tập về giác quan. Và xung quanh trẻ trở thành một nguồn say mê lớn.

Một bé trai, đi bộ phía trên lối đi trên tầng thượng, nói đi nói lại với một vẻ mặt thoughtful expression” Bầu trời màu xanh! Bầu trời màu xanh”.
Một vị hồng y giáo chủ từng tới thăm những đứa trẻ mà ngài ngưỡng mộ ở một trường tại Via Guisti. Ngài đã mang tới một ít bánh quy, với mong muốn được nhìn thấy bọn trẻ ngấu nghiến những miếng bánh này một cách thèm thuồng. Nhưng khi ông vừa mới chia xong bánh, đã phải ngạc nhiên khi nghe thấy bọn trẻ kêu lên: Một hình tam giác, một hình tròn, một hình vuông”. Vì thực tế những chiếc bánh quy này được làm theo những khuôn hình học.

Một lần, trong một ngôi nhà ở tại Milan, khi bà mẹ đang chuẩn bị bữa tối trong bếp, lấy trong túi ra một miếng bánh mì và bơ. Đứa con trai 4 tuổi của cô nói: “Hình vuông”. Bà mẹ tiếp tục với công việc và cắt đi một phần lớn của miếng bánh, đứa bé kêu lên: “Hình tam giác”. Bà mẹ cắt một miếng nhỏ bỏ vào xoong, và rồi đứa bé kêu lên còn to hơn trước: “Và bây giờ thì nó là hình thang”. Ông bố – Một người lao động, cũng có mặt ở đó, quá đỗi ấn tượng với sự kiện vừa rồi, đã đi thẳng tới gặp giáo viên để được giải thích. Như được thức tỉnh, ông nói: “Nếu tôi được giáo dục như vậy khi còn bé, bây giờ tôi đã không phải là một người lao động tầm thường.

Ông sau đó cũng chính là người sắp xếp một buổi để thuyết phục tất cả những người lao động trong khu nhà tìm hiểu về trường nơi con trai mình học. Họ sau đó đã tặng lớp học một tờ giấy da tự làm, trên đó là hình ảnh của những đứa trẻ, và tất cả những dạng hình học khác nhau.

Contact Me on Zalo
Scroll to Top