Tìm hiểu về stereognostic sense – Giác quan hình khối trong phương pháp Montessori

Rất nhiều nhà tâm lý học đã đề cập tới cụm từ stereognostic sense, tức khả năng nhận ra hình khối thông qua chuyển động của bàn tay khi nó đi quanh một vật. Giác quan hình khối này không chỉ bao gồm xúc giác, bởi xúc giác là khả năng tiếp nhận sự khác biệt của các bề mặt. Giác quan hình khối đến từ kết hợp 2 giác quan là xúc giác và cảm giác cơ, cảm giác cơ chính là cảm giác về chuyển động. Và nhờ đó, đưa ra hình dạng của các khối.

Trẻ từ 3 – 6 đặc biệt nhạy cảm với vận động của cơ thể, nhờ vậy kích thích trẻ sử dụng giác quan hình khối. Khi trẻ bịt bắt mình để dùng tay nhận diện các vật như hình học phẳng và hình khối, trẻ đang luyện tập giác quan này.

Có rất nhiều bài tập mà trẻ có thể làm để luyện tập việc nhận diện đồ vật với đôi mắt đang nhắm. Ví dụ như những viên gạch nhỏ và khối lập phương của Froebel, những viên bi, những đồng xu, hạt đậu, … Từ một túi những vật được trộn với nhau, trẻ sẽ chọn ra những vật giống nhau, và phân loại chúng về vị trí.

Một giáo cụ đặc thù để giúp trẻ phát triển giác quan hình khối là những khối hình học có màu xanh lơ: Khối cầu, khối lăng trụ, khối hình nón, khối kim tự tháp, và khối trụ. Khi giới thiệu với trẻ hoạt động này, hãy để trẻ chạm vào chúng khi đang bịt mắt và đoán tên của các hình khối này. Sau khi bỏ bịt mắt ra, trẻ sẽ nhìn những hình khối một cách sống động hơn nhiều.

Một cách nữa để giới thiệu với trẻ các hình khối này là khiến chúng chuyển động. Khối cầu sẽ lăn về mọi hướng, khối trụ lăn trên 1 hướng duy nhất, khối hình nón lăn xung quanh chính nó; Hình lăng trụ và hình lập phương thì đứng yên, nhưng hình lập phương thì dễ bị đổ hơn hình nón.

Contact Me on Zalo
Scroll to Top