Chúng ta mới chỉ nhìn thấy biểu hiện của tâm trí trẻ

Bà Montessori đưa ra một hình ảnh rất hay để người lớn hiểu hơn về tâm trí của trẻ, và cả của người lớn:
Tâm trí trẻ là một điểm đen bí ẩn mà ta vốn chưa hiểu rõ. Ta nên tôn trọng nó, đó là cách mà tự nhiên bảo vệ đứa trẻ. Bao quanh điểm đen bí ẩn đó là một khối cầu. Khối cầu là những gì mà điểm đen kia thể hiện ra ngoài như sự nghịch ngợm, lầm lì, vui tươi, bám mẹ, kém tập trung, …

Chúng ta thường muốn con lễ phép, muốn con tập trung, muốn con tự tin, ta muốn con nhận ra điều này, học được điều kia. Tác động thường thấy nhất mà ta dùng là ép trẻ bằng lời nói và hành động để trẻ thực hiện hành vi mà ta mong muốn. Chúng ta nghĩ rằng ép vậy sẽ làm cho cái sự không lễ phép kia biến mất, sẽ làm bay đi cái sự kém tập trung kia, ….
Nhưng mà tiếc là hổng có phải vậy, chắc nhiều ba mẹ cũng đã nhận ra điều này rồi. Nếu tâm trí vận hành bằng cách ép như vậy thì chắc Việt Nam trở thành quốc gia hạnh phúc và phát triển nhất thế giới rồi. :)))))

Trước khi chúng ta đi tìm lời giải cho những gì diễn ra trên bề mặt quả cầu kia, hãy cùng nhìn lại những mong muốn mà ta có với trẻ:
Thực ra người lớn vì sợ bị chê trách khi con không lễ phép, nên ép con chào hỏi. Vì sợ con tự ti, giống như cái tính cách tự ti của mình, nên ép con phải nói nhiều, tự tin. Vì sự kém cỏi của con chính là sự kém cỏi của bản thân, nên ép con học nhiều, ép con trở nên vượt trội.
Những gì ta vứt vào quả cầu, toàn là những động lực và năng lượng xấu của ta, rồi ta mong cho trẻ có được những động lực và năng lực tốt đẹp?

Vậy thì làm sao để biết được điều gì là tốt cho trẻ, và cho cả người lớn chúng ta?
Chìa khóa nằm ngay chính bên trong trẻ, qua việc hiểu trẻ mà ta hiểu mình. Quả cầu của trẻ vẫn còn có độ trong suốt nhất định, nó vẫn còn cho chúng ta nhìn thấy cái điểm đen bí ẩn kia.
“Nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu” (Matthew 18:3)

Để có thể hiểu trẻ, chúng ta cần làm 2 điều:

  • Bắt đầu tìm hiểu những kiến thức về trẻ em. Có rất nhiều thông tin giúp chúng ta hiểu về trẻ. Nhưng rất nhiều thông tin không đưa tới cái hiểu đúng và tận cùng. Vì vậy, một cách tiếp cận tốt có thể đưa ra là tìm đọc những sách của chính những tư tưởng lớn viết ra. Có những quyển của bà Montessori đã được dịch ở Việt Nam bao gồm:
    • Trẻ thơ trong gia đình
    • Bí ẩn tuổi thơ
    • Khám phá trẻ thơ
    • Maria Montessori: Cuộc đời và sự nghiệp
    • Phương pháp Montessori nâng cao
  • Quan sát và thực hành cùng trẻ. Đây là cách giúp chúng ta chuyển hóa những tư tưởng, kiến thức kia vào trong con người chúng ta. Quan sát và thực hành cùng trẻ thúc đẩy ta có cái nhìn bao dung hơn, có một cảm xúc ổn định hơn, và một ý chí vững chãi hơn trên con đường giáo dục trẻ và giáo dục chính bản thân mình
Contact Me on Zalo
Scroll to Top