Các giai đoạn phát triển của giáo viên Montessori – Giai đoạn 2

Mô hình Các giai đoạn phát triển của giáo viên (The stages of development in teachers) được viết bởi Sharon L. Dubble, PhD. Mô hình nhận ảnh hưởng từ công trình Sự phát triển của giáo viên của Lilian Platz, và Sự học của người lớn của Malcolm Knowles, cùng với rất nhiều cuộc phỏng vấn với các giáo viên Montessori, chủ trường, và các trainer.

Hành trình của người giáo viên Montessori bắt đầu từ ngày cô được đào tạo. Tuy nhiên, sự phát triển tiếp diễn và trải qua các giai đoạn trong bối cảnh làm việc thực tế tại trường học.

Giai đoạn 1. Sơ sinh (năm đầu tiên)

Click vào link trên để xem

Giai đoạn 2: Củng cố (2-5 năm)

Trong giai đoạn 2, người giáo viên bắt đầu hợp nhất các kỹ năng liên quan vào công việc chăm sóc trẻ nhỏ của mình. Cô đã nhuần nhuyễn lý thuyết cùng các bài học, không còn cần phải liên tục xem xét lại các bài đào tạo hay sách hướng dẫn. Cô có thể đồng thời giới thiệu bài cho một trẻ, vừa quan sát tổng quan tình hình lớp học, cũng như giao tiếp hiệu quả với phụ huynh.

Ở giai đoạn 1, cô cần tách biệt các khó khăn và xử lý từng vấn đề của lớp học, tập trung khéo léo đưa từng sợi chỉ qua lỗ kim, thì ở giai đoạn Củng Cố, cô đưa kim dệt tất cả sợi chỉ lại thành một tấm vải. Nhiệm vụ của giai đoạn 2 là làm việc với trẻ, với lớp tổng hòa, nhuần nhuyễn, không tách biệt.

Phẩm chất

Tập trung vào lớp học. Năng lượng của người giáo viên chủ yếu hướng vào lớp học của cô

Chủ động và tự thân. Cô tự đưa ra nhiệm vụ và xác định phương pháp cho riêng mình.

Biểu lộ sự tự tin và vui thích. Đây là biểu hiện tự nhiên của giai đoạn này.

Nhu cầu

Sự chú ý. Người hỗ trợ/ chủ trường thường có xu hướng bỏ qua người giáo viên có vẻ như trưởng thành này. Nhưng ở giai đoạn củng cố, người giáo viên cần những phản hồi cụ thể và những cuộc hội thoại khuyến khích sự tự vấn.

Ổn định. Người giáo viên lúc này cần có cơ hội được hoàn thành giai đoạn 3 năm liên tục với một nhóm trẻ (0-3 hoặc 3-6) và rồi lại bắt đầu một nhóm mới.

Đào sâu hơn. Người giáo viên lúc này háo hức tập trung sâu hơn vào một khía cạnh đặc biệt trong lớp học. Sự tập trung này thường khởi phát từ một vấn đề cụ thể, ngay cả khi lớp học của cô đang chạy rất ổn.

Hỗ trợ

Tiếp tục những buổi đào tạo về Montessori với các nội dung tươi mới hơn, rộng mở hơn, sâu hơn

Quan sát các lớp Montessori khác, đặc biệt các lớp ở cùng độ tuổi và cùng mức độ bình thường hóa

Hội thoại với đồng nghiệp. Ở giai đoạn 2, người giáo viên đã cứng cáp hơn, khó để bị tổn thương hơn, và sẵn sàng để “cho và nhận” hơn, đặc biệt trong các cuộc thảo luận tập trung vào một yếu tố cụ thể trong thực hành lớp học.

Trao đổi về sự hợp tác, kỳ vọng và mục tiêu với chủ trường, với người hỗ trợ, hay các giáo viên ở Giai Đoạn 4. Ở giai đoạn Củng Cố, người giáo viên thường hỏi: “Tôi nên kỳ vọng gì ở bản thân tôi, ở bọn trẻ, ở phụ huynh?”

Contact Me on Zalo
Scroll to Top