Các giai đoạn phát triển của giáo viên Montessori – Giai đoạn 3

Khi người giáo viên đảm đương tốt gần như mọi việc trong lớp, chủ trường dễ nghĩ rằng giáo viên của mình đã “trưởng thành”. Thay vào đó, chúng ta cần nhận ra còn một giai đoạn nữa mà người giáo viên cần phải trải qua.

Giai đoạn 3 là khoảng thời gian rất nhạy cảm đối với người giáo viên, đánh dấu một sự chuyển mình lớn. Chủ trường đứng trước rủi ro có thể đánh mất người giáo viên theo 2 cách: Cô ấy kiệt sức và rời đi; hoặc cô ấy kiệt sức và ở lại lớp học ở trạng thái tù túng.

Tuy nhiên, một điều hướng tích cực sẽ giúp cô trở thành một con người mới – Cô quay trở lại với công việc với sự hiểu biết sâu hơn về chính bản thân và về phương pháp Montessori.

Tính cách

Trong thời kỳ nhạy cảm này, người giáo viên thường xuyên nghi ngờ bản thân mình hoặc hợp lý hóa những gì mà cô không thể giải quyết.

Sự hỗ trợ của cô với lớp có thể trở thành những lịch trình nhàm chán, những thực hành của cô với trẻ dễ trở thành thói quen, tự động.

Giáo viên ở giai đoạn này có thể biểu hiện những hành vi như thích tranh luận hoặc không khoan nhượng.

Người giáo viên có thể trở nên thiếu nhiệt tình với công việc, có những suy tính bàn lùi, nhàm chán vì làm đi làm lại một việc, hoặc nói về việc chuyển chỗ làm.

Ở giai đoạn này, người giáo viên thường nói về những câu hỏi về cô và công việc của mình: Công việc này sẽ đi tới đâu? Nó có thể mang lại cho mình điều gì? Mình có thể làm được gì? Cơ hội phát triển của mình ở công việc này như thế nào?

Nhu cầu

Xác định bản thân ở một góc nhìn rộng hơn. Người giáo viên cần nhìn nhận công việc và giá trị của mình rộng hơn công việc dạy học đơn thuần.

Cô cần có những thảo luận về con đường công danh của mình. Có những cơ hội nào? Ở lại lớp học thì có lợi gì cho cô?

Cô cũng có nhu cầu được học hỏi, được đào tạo. Sự làm mới này yêu cầu cô ý thức về bản thân và đầu tư vào phát triển bản thân ở mức độ cao hơn.

Hỗ trợ

Trao cho cô cơ hội được lãnh đạo trong cộng đồng trường. Ví dụ như hỗ trợ cuộc họp khoa, thiết kế và tổ chức một buổi họp phụ huynh, tham gia vào hội nhóm, quản lý một nhóm nghiên cứu.

Tiếp xúc với cộng đồng những chuyên gia trong ngành. Những giáo viên ở giai đoạn 3 tìm thấy sự lôi cuốn trong việc tham gia vào các hoạt động hay tổ chức với những chuyên gia giáo dục khác như cộng đồng giáo viên Montessori, mạng lưới giáo viên hay những người hỗ trợ những nhóm trẻ đặc biệt như ADHD, chậm nói, …

Tham gia vào những hội thảo Montessori trong khu vực. Người giáo viên sau đó có thể được yêu cầu viết biên bản cuộc hội thảo, hay báo cáo tổng kết tới khoa, hay viết bài cho các báo, trang web.

Quan sát lớp học ở mọi độ tuổi trong trường cũng như ngoài trường, người giáo viên sẽ có bức tranh rõ hơn về cách mà công việc của mình sẽ khớp vào trong sự phát triển của trẻ.

Người giáo viên chuẩn bị cho kế hoạch phát triển của riêng mình. Người quản lý sẽ dựa vào đó để đánh giá, đặt ra các ưu tiên, mục tiêu và hỗ trợ tài chính phù hợp.

Xem thêm

Các giai đoạn phát triển của giáo viên Montessori – Giai đoạn 1

Các giai đoạn phát triển của giáo viên Montessori – Giai đoạn 2

Contact Me on Zalo
Scroll to Top