Ba cấp độ của sự vâng lời

Quá trình phát triển tự nhiên của sự vâng lời trong đứa trẻ có thể được cha làm ba cấp độ.

Tại cấp độ thứ nhất, đứa trẻ chỉ thỉnh thoảng mới vâng lời, chứ không phải luôn luôn. Chúng ta hãy phân tích trường hợp này.

Sự vâng lời không chỉ có quan hệ với tâm lý “sẵn sàng”, nó còn phụ thuộc vào thực tế của quá trình hoàn thành. Khả năng và độ chín chắn nhất định là cần thiết để có thể thực hiện hành động được giao phó. Vì thế, sự vâng lời phải được đánh giá trong mối quan hệ với sự phát triển và các điều kiện sống. Không thể ra lệnh ai đó “đi bằng mũi được, vì việc này là ngoài khả năng của con người. Càng không thể nếu ta bắt một người không biết viết hãy “viết một lá thư”. Vì thế, đầu tiên cần phải xác được khả năng có thể tuân lời trong từng giai đoạn phát triển. Đó là lý do tại sao một đứa trẻ từ khoảng 0 đến 3 tuổi lại không phải là một em bé vâng lời vì bé vẫn chưa tự kiến thiết bản thân. Đứa trẻ chỉ đang xây dựng một cách vô thức những cơ chế nhân cách của mình. Chúng chưa thể điều khiển nhân cách phục vụ cho mục đích cá nhân, từ đó thống trị một cách có ý thức – biểu hiện sự tiến bộ trong quá trình phát triển. Trên thực tế cuộc sống, người lớn không hy vọng một đứa trẻ 2 tuổi sẽ vâng lời. Tại thời kỳ này, người trưởng thành chỉ có thể ngăn cấm ít nhiều cách thô bạo những hành động của một đứa trẻ chưa phát triển như thế.

Tuy thế, vâng lời lại không chỉ bao gồm sự ngăn cấm. Nó bao gồm việc thực hiện những hoạt động tương ứng với ý muốn của một người khác, chứ không phải của bản thân đứa trẻ. Đứa trẻ lớn hơn hẳn cũng phải phát triển một số năng lực nào đó để có thể vâng lời, ấy là đứa trẻ có thể hành xử theo ý muốn của một người khác và những khả năng thì không phát triển chỉ qua một đêm được. Chúng là kết quả của một quá trình hình thành nội tại diễn ra qua nhiều giai đoạn. Miễn là giai đoạn hình thành này còn tiếp diễn thì sẽ có lúc trẻ thành công trong việc thực hiện một hành động ứng với một thành quả được tạo ra, nhưng chỉ khi thành quả đã trở thành một tài sản vĩnh viễn thì ý chí mới loại bỏ nó được. Điều này cũng được thấy khi đứa trẻ nỗ lực để sở hữu những khả năng mang tính nguyên thủy của các cơ năng, vận động, khi đứa trẻ hành động đưới ảnh hưởng của những thôi thúc nội tại từ cuộc sống. Một đứa trẻ khoảng 1 tuổi có thế bước những bước đầu tiên, nhưng đứa trẻ sẽ bị ngã và có lẽ đứa trẻ sẽ không lặp lại được những động tác đó trong một thời gian dài. Chỉ khi cơ chế vận động của việc đi lại hoàn toàn được thiết lập thì đứa trẻ mới đi lại vào bất cứ lúc nào mình muốn. Đây là một yếu tố rất quan trọng. Sự vâng lời của đứa trẻ ở giai đoạn sau này phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạn phát triển những khả năng của đứa trẻ. Vì thế sẽ xảy ra việc đứa trẻ có thể vâng lời giáo viên một lần, nhưng sau đó thì không. Việc không thể lặp lại hành động vâng lời khi đó được gán cho thái độ “chống đối”. Nếu thế, giáo viên cùng với sự kiên quyết và chỉ trích của mình có thể trở thành một chướng ngại cho sự phát triển nội tại đang được tiến hành kia. Khi nghiên cứu về Pestalozzi, nhà sự phạm nổi tiếng người Thụy Sĩ, người có ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền giáo dục trong các trường học trên toàn thế giới, chúng tôi đã tìm thấy một luận điểm rất đáng giá. Pestalozzi là người đầu tiên đề cao việc đối xử thân tình với trẻ. Ông luôn sẵn lòng thế hiện sự đồng cảm và bao dung. Nhưng ông lại không thể tha thứ cho một đứa trẻ với cùng một việc vừa vâng lời xong sau đó lại chống đối, Pestalozzi sẽ không chấp nhận bất cứ lời giải thích nào. Đó là lần duy nhất ông ta tỏ ra nghiêm khắc thay vì nuông chiều. Ngay cả Pestalozzi cũng có cách hành xử thế thì làm sao những giáo viên bình thường lại không thường xuyên mắc sai lầm chứ!

Mặt khác sẽ rất nguy hiểm nếu trong quá trình phát triển của trẻ thiếu sự khích lệ. Khi đứa trẻ vẫn chưa thực sự làm chủ được những hành động của mình, khi chúng chưa có thức, chúng sẽ không thể đáp lại mong muốn của người khác. Điều này thậm chí không chỉ xảy ra trong thời thơ ấu. Một người mới tập đàn có thể chơi một bản nhạc rất hay vào lúc này nhưng lúc khác thì dở tệ? Ngày hôm sau, anh ta sẽ được đề nghị chơi nó một lần nữa, nhưng anh ta không thể chơi nó hay như ngày hôm trước được.

Thứ chúng ta gọi là cấp độ thứ nhất của sự vâng lời chính là giai đoạn khi một đứa trẻ có thể vâng lời, nhưng không phải lúc nào cũng làm được như vậy. Đó là giai đoạn khi sự vâng lời và sự không vâng lời tồn tại cùng nhau.

Cấp độ thứ hai được đạt tới khi đứa trẻ có thể luôn luôn vâng lời, ấy là nếu không có bất cứ chướng ngại nào cản trở sự phát triển.

Những năng lực đã được nắm rất chắc của đứa trẻ đã có thể được sử dụng và điều khiển không chỉ bởi ý chí của đứa trẻ, mà còn bởi ý chí của một người khác. Khả năng này là một món h một quà vĩ đại. Chúng ta có thể so sánh nó với khả năng ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Đứa trẻ có thể tiếp thu ý chí của một người khác và làm theo đó. Đây là mức độ cao nhất mà giáo dục thường cố đạt đến. Giáo viên bình thường không hào hứng gì với một giai đoạn cao hơn khi đứa trẻ đã có thể lúc nào cũng vâng lời. Nhưng đứa trẻ nhỏ còn đi xa hơn những mong đợi của chúng ta, luôn luôn là thế khi đứa trẻ được tạo cơ hội để đi theo những quy luật của tự nhiên.

Đứa trẻ không dừng lại tại đây, mà còn đi tiếp đến cấp độ thứ ba của sự vâng lời.

Ở đây, sự vâng lời vượt trên mối quan hệ với một khả năng học được đã đưa nó vào trong tầm với của đứa trẻ. Sự vâng lời được hướng tới một nhân cách cao cấp hơn, tới người thầy đã phục vụ và trợ giúp đứa trẻ. Như thể đứa trẻ đã trở nên ý thức được thực tế là người thầy có khả năng làm những việc giỏi hơn những việc đứa trẻ có thể tự làm. Như thể đứa trẻ đã tự nói với bản thân: “Người mà tài giỏi hơn mình này có thể xâm nhập vào trí tuệ của mình bằng khả năng của cô ấy, cô ấy có thể khiến mình trở nên vĩ đại giống như cô ấy vậy!” Ý nghĩ này dường như đã cho đứa trẻ một niềm vui sâu sắc và lớn lao. Có thể nhận được chỉ dẫn từ sự sống cao cấp này đã tạo ra một cảm xúc nhiệt tình và vui sướng mới. Đó quả là một khám phá đột ngột. Đứa trẻ khi đó trở nên hồi hộp và thiếu kiên nhẫn với việc vâng lời. Chúng ta liệu có thể so sánh hiện tượng tự nhiên tuyệt diệu này với điều gì? Một vị thánh đã nói rằng: “Tôi đang phóng như bay tới để vâng lời” Hoặc chúng ta có thể so sánh nó, theo một hệ quy chiếu khá khác biệt, với bản năng của một con chó yêu quý chủ của mình và thông qua sự vâng lời của mình đã thực thi ý chí của một con người. Khi người chủ của nó chỉ cho nó một quả bóng, con chó nhìn nó chăm chú và khi người chủ ném quả bóng ấy đi, nó nhảy lên và đắc thắng mang nó quay về và đợi mệnh lệnh tiếp theo. Con chó khao khát được giao mệnh lệnh, nó hào hứng và ngoáy đuôi tỏ vẻ vui sướng. Nó chạy để thực thi mệnh lệnh. Cấp độ thứ ba của sự vâng lời ở đứa trẻ nhỏ cũng tương tự như vậy, nhưng đứa trẻ thể hiện khát khao được vâng lời theo một cách khác. Trong mọi trường hợp, đứa trẻ vâng lời với một sự nhanh nhảu đáng kinh ngạc và đường như vô cùng thiếu kiên nhẫn khi chờ làm việc đó.

Những khám phá của một giáo viên có 10 năm kinh nghiệm giảng dạy đã cho ta một bức tranh minh họa thú vị. Bà dạy rất tốt một lớp học sinh nhỏ tuổi, nhưng bà không thể kiểm chế được việc cứ hay khuyên chúng, Một ngày nọ, bà nói: “Các con cất mọi thứ đi, trước khi về nhà hôm nay nhé.“ Nhưng đứa trẻ không đợi bà nói hết câu, mà ngay khi chúng nghe thấy “Cất mọi thứ đi…”, chúng đã ngay lập tức bắt tay vào việc cất gọn mọi thứ, hết sức nhanh chóng vào đúng vị trí. Sự vâng lời của chúng đã trở nên ngay tắp lự đến nỗi giáo viên thấy mình phải rất cẩn thận trong việc sắp xếp từ ngữ mỗi lần đưa ra yêu cầu. Lần sau bà đã phải diễn đạt lại: “Trước khi về nhà ngày hôm nay, hãy cất mọi thứ vào đúng vị trí nhé.” Từ đó, bà đã rất chú ý mỗi lần nói vì phản ứng ngay lập tức của bọn trẻ. Thay vì cảm nhận sức nặng mình đang gánh vác, bà cảm nhận được sâu sắc trách nhiệm to lớn của vị thế uy quyền của mình. Bà dễ dàng giữ trật tự đến nỗi chỉ cần viết từ “trật tự” và “yên lặng’ lên bảng thì ngay sau giây phút bà bắt đầu viết chữ “t”, tất cả bọn trẻ đều đã yên lặng.

Bài viết được trích từ chương 27 – Quyển Trí Tuệ Thẩm Thấu – Maria Montessori

Contact Me on Zalo
Scroll to Top