Kỷ luật và tự do trong lớp học Montessori

Bài viết được trích từ phân đoạn “Kỷ luật và tự do” từ cuốn Khám phá trẻ thơ, được viết bởi bà Maria Montessori

Đây là một vấn để khác mà những người đi theo cách làm ở trường học thông thường dễ dàng lên tiếng phản đối. Làm sao có thể có được kỉ luật trong một lớp học khi mà trẻ được tự do đi lại chứ?

Trong hệ thống trường học của mình, hiển nhiên là chúng tôi có một quan niệm khác về kỉ luật. Kỉ luật mà chúng tôi tìm kiếm mang tính tích cực. Chúng tôi không tin rằng một đứa trẻ có kỉ luật chỉ khi nào nó bị bắt phải giả vờ im lặng như người câm và giả vờ bất động như một người liệt. Một đứa trẻ như thế không có kỉ luật mà là bị hủy diệt.

Chúng tôi khẳng định rằng một người có kỉ luật khi anh ta làm chủ bản thân, tức là anh ta có thể kiểm soát được bản thân khi phải tuân theo quy luật của sự sống. Một quan niệm về kỉ luật tích cực như thế không dễ đàng để hiểu và đạt được. Tuy nhiên nó chắc chấn thể hiện một nguyên tắc cao vời về giáo dục, khá khác biệt với sự ép buộc tuyệt đối và bất khả kháng là điều đã tạo ra sự bắt động (ở học sinh – ND).

Người giáo viên phải có một phương pháp đặc biệt để có thể dẫn đắt đứa trẻ theo lối kỉ luật này, cái mà trẻ nên đi theo suốt đời trong lúc liên tục hoàn thiện bản thân. Cũng như khi còn nhỏ, lúc tập đi, tập đứng, thay vì ngôi cố định một chỗ, trẻ đang chuẩn bị không, phải cho học đường mà là cho một cuộc sống ngăn nắp trật tự, nên nó trở nên quen thuộc với một thứ kỉ luật không chỉ giới hạn ở trong nhà trường mà còn mở rộng ra ngoài xã hội.

Sự tự do của đứa trẻ phải có giới hạn của nó, đó là các lợi ích của nhóm mà nó là thành viên. Hình thức của sự tự do này phải bao gồm cái điều mà chúng tôi gọi là dưỡng dục và tác phong tốt. Vì vậy, chúng ta phải ngăn cản đứa trẻ không được làm bất kì điều gì xúc phạm hay gây tổn thương đối với kẻ khác, hoặc bất kì điều gì không lễ phép hay không thích hợp. Nhưng tất cả mọi thứ khác, mọi hành động có thể có ích theo bắt kì lối nào thì trẻ đều được phép thể hiện. Trẻ không những, được cho phép mà giáo viên còn phải quan sát theo dõi. Điều này là thiết yếu. Qua sự đào tạo mang tính khoa học, người giáo viên không những phải có khả năng mà còn phải quan tâm đến việc quan sát các hiện tượng tự nhiên. Trong hệ thống của chúng tôi, người giáo viên phải ở tư thế thụ động hơn là chủ động, và sự thụ động của họ phải được kết hợp với óc tò mò khoa học tha thiết và lòng tôn trọng đối với hiện tượng mà họ muốn quan sát. Người giáo viên được đồi hỏi phải hiểu rõ và coi trọng cái vị thế là quan sát viên của mình.

Thái độ như vậy chắc chắn phải có ở ngôi trường nơi mà trẻ nhỏ đang có những biểu lộ đầu tiên về mặt tinh thần của chúng. Chúng ta không thể biết được hậu quả của việc đè nén sự hồn nhiên của trẻ khi trẻ mới bắt đầu trở nên năng động. Chúng ta hẳn còn bóp nghẹt chính bản thân sự sống. Cái nhân loại được hé lộ với tất cả vẻ huy hoàng về trí tuệ của nó trong thời kì ngọt ngào và dịu dàng của tuổi ấu thơ cần được tôn trọng với một sự sùng kính mang tính tôn giáo. Nó tựa như mặt trời xuất hiện lúc bình minh hay một bông, hoa vừa chớm nở. Giáo dục không thể có hiệu quả trừ phi nó giúp một đứa trẻ mở lòng với cuộc sống.

Nhằm đạt được điều này, điều thiết yếu là không nên kiểm soát những hành động tự phát của trẻ hoặc ép buộc trẻ làm theo ý của một người khác. Nhưng dĩ nhiên là trẻ không nên được nuông chiều với những hoạt động vô bổ hay có hại. Những điều này phải được kiểm soát và kiểm chế.

Khó khăn của việc kỉ luật trong nhà trường

Để thực hiện được các kế hoạch của mình, tôi thường buộc phải sử dụng những giáo viên đã quen với các phương pháp giảng dạy cũ ở những trường, thông thường. Điều này thuyết phục tôi về sự khác biệt rõ rệt giữa hệ thống mới và hệ thống cũ. Ngay cả một người giáo viên thông minh đã hiểu được nguyên tắc vẫn cảm thầy khó khăn để áp dụng nó vào thực tế. Cô ta không thể hiểu được vai trò có vẻ thụ động của mình, giống như vai trò của một nhà thiên văn ngồi cố định ở kính thiên văn của ông trong khi các hành tinh đang xoay quanh. Rất khó để chấp nhận và áp dụng vào thực tế cái ý tưởng rằng sự sống và tất cả mọi thứ được kết nối với nó, tự chúng vẫn cứ tiếp diễn, và nó phải được quan sát và thấu hiểu mà không bị can thiệp nếu ta muốn thấy các bí mật của nó hoặc muốn chi phối các hoạt động của nó. Người giáo viên đã học quá giỏi để trở thành người duy nhất được tự do hoạt động trong lớp học. Cô ta đã nghĩ rằng nhiệm vụ của mình là kìm hãm hoạt động của học sinh. Khi không thể duy trì sự im lặng và trật tự trong lớp học, cô ta nhìn xung quanh, tuyệt vọng tựa như đang cầu xin thế giới tha thứ cho mình và kêu gọi những người có mặt làm chứng cho sự vô tội của cô. Trong nỗi vô vọng, cô ta được bảo rằng sự hỗn loạn ban đầu là không thể tránh khỏi, và rồi cô ta được bảo rằng không nên làm gì ngoài việc quan sát, cô ta tự hỏi liệu mình có nên gửi đơn xin thôi việc hay không, bởi cô ta không còn là một người giáo viên nữa.

Thế rồi khi ta bắt đầu nhận ra rằng nhiệm vụ của mình là phân biệt những hành động cần được ngăn chặn và những hành động cần được quan sát, cô ta cảm thấy trống rỗng và bắt đầu tự hỏi liệu cô ta có khả năng thực hiện một nhiệm vụ như thế hay không.

Trên thực tế, ai chưa được chuẩn bị cho điều này sẽ cảm thấy bất lực và hoang mang trong một thời gian dài. Tuy nhiên, mặt khác, nếu càng có kiến thức khoa học sâu sắc và kinh nghiệm thực tiễn rộng rãi thì người giáo viên sẽ càng sớm trân trọng sự kì điệu của sự sống đang phát triển và mối quan tâm của cô ta càng trở nên sâu sắc.

Trong cuồn tiểu thuyết của Notari, My Millionaire uncle (Ông chú tỉ phú của tôi), ông ta đã miêu tả một cách tuyệt vời về kiểu giữ kỉ luật theo lối cũ. Người chú trong truyện rõ ràng từng là một đứa con trai rất hư hỏng và sau khi làm đủ trò gây xáo trộn cả thành phố, cậu ta bị nhốt vào một trường học như thể đó là phương cách tuyệt vọng cuối cùng. Ở đây, Fufu, là tên gọi của ông chú, đã thực hiện một hành động nhân ái đầu tiên và trải nghiệm cảm xúc rung động đầu tiên khi nhận ra mình ở cạnh một cô gái nhỏ xinh đẹp tên Fufetta, cậu ta để ý thấy cô ta đang đói và không có gì để ăn: Cậu ta liếc quanh, nhìn cô bé, lấy cái giỏ thức ăn trưa của mình, và không nói một lời đặt nó lên đùi của cô bé. Sau đó cậu ta lùi lại vài bước, và không biết vì sao, cậu ta cúi đầu xuống và bật khóc. Cậu ta không thể hiểu được lí do của cảm xúc bắt ngờ này. Lần đầu tiên cậu ta thấy đôi mắt dịu dàng đầy nước mắt. Những cảm xúc của cậu ta đã bất ngờ bị khuấy động, và cùng lúc đó cậu thấy xấu hổ khi ăn mà gần mình có một người đang đói. Không biết làm sao để biểu lộ cảm xúc của mình, cũng không biết nói gì để xin lỗi khi đưa cho cô bé chiếc giỏ, cậu hoàn toàn bị chế ngự bởi sự rung. động đầu tiên này trong tâm hồn nhỏ bé của mình. Fufetta, hết sức bối rối, lập tức chạy đến bên cậu. Hết sức nhẹ nhàng, cô bé kéo khuỷu tay mà cậu ta đang dùng để che mặt. Cô bé nói với một giọng nhẹ nhàng và quyến rũ “Đừng khóc, Fufu”. Fufu đang buồn và xấu hổ, nhưng, cô bé nhìn cậu ta đây ân cần như thể đang nói chuyện với một trong những con búp bê vải của mình. Sau đó cô bé hôn cậu ta và cậu ta một lần nữa nhượng bộ cho những sự thúc đẩy của trái tìm mình, choàng tay qua cổ cô bé, mím môi lại và không cần suy nghĩ hay nhìn xung quanh, vẫn im lặng và thốn thức, hôn lên má cô bé. Sau đó cậu ta thở dài, đưa tay áo lên lau mắt, mũi và lấy lại sự bình thản của mình. Một giọng nói chói tai vang lên từ một xa, “Đây, đây rồi, hai đứa ở dưới này, nhanh lên! Cả hai đứa đi vào trong!“ Đó là người bảo vệ. Chị ta đã nghiền nát sự rung động nhẹ nhàng đầu tiên trong tâm hồn của một kẻ nổi loạn cũng với sự tàn nhẫn mù quáng mà chị ta chắc sẽ dùng đến nếu cả hai người đánh nhau. Đã đến lúc phải trở vào trường và mọi người đều phải tuân theo.

Ví dụ trên minh họa cho cách hành xử thiếu suy nghĩ của những người giáo viên của tôi lúc ban đầu. Hầu như miễn cưỡng, họ đã buộc trẻ vào một trạng, thái bất động mà không cần quan sát hay phân biệt các vận động của chúng. Ví dụ có một cô bé đang tập hợp các bạn lại thành một nhóm xung quanh mình và sau đó đứng giữa các bạn, cô bé đi vòng quanh, vừa nói vừa vẫy tay với đáng điệu oai phong. Giáo viên của bé lập tức chạy đến, giữ yên cánh tay đang vẫy và buộc cô bé phải im lặng. Tuy nhiên tôi lại thấy được là cô bé đang giả vờ làm một cô giáo hoặc một bà mẹ và dạy cho những đứa trẻ khác các bài kinh và những lời cầu nguyện với các thánh và cách làm dấu Thánh Giá một cách chan hòa. Cô bé đã tỏ ra có năng lực lãnh đạo. Một đứa trẻ khác, một cậu bé thường xuyên ngượng nghịu và được xem là bất thường. Một ngày nọ với sự tập trung cao độ, cậu bé bắt đầu đi chuyển những chiếc bàn nhỏ. Ngay lập tức cô giáo bắt cậu bé phải dừng lại vì cậu đang gây ra quá nhiều tiếng ồn. Nhưng thực ra, điều mà cậu bé đang làm là một biểu hiện đầu tiên của những động tác được phối hợp nhịp nhàng cho một mục tiêu rõ ràng. Đứa trẻ đang bộc lộ những mong. muốn bên trong, và vì thế những hành động của nó cần phải được tôn trọng.

Thực vậy, sau vụ đó, cậu bé bắt đầu giữ sự yên lặng như các bạn khác, bắt kì khi nào cậu bé cần di chuyển một vật nhỏ trên bàn của mình.

Khi một giáo viên đang thay vài món đồ đã được sử dụng trong các hộp, một đứa trẻ có thể lại gần và lầy các vật đó với mục đích rõ ràng là bắt chước cô giáo. Phản ứng đầu tiên của cô giáo sẽ là kêu bé quay về chỗ với lời răn dạy thường lệ: “Để nó lại, đi về chỗ ngồi của con”. Tuy nhiên, hành động đó của đứa trẻ thực sự thể hiện một ước muốn được giúp đỡ cô. Rõ ràng là đứa trẻ sẽ thực hiện được cái bài tập nào đó cần đến thứ tự và những điều khác một cách thành công. Một trường hợp khác, những đứa trẻ tụ tập ồn ào quanh một bồn nước trong phòng, có vài món đồ chơi đang nồi trên mặt nước. Có một cậu bé khoảng chừng hai tuổi rưỡi bị bỏ lại phía sau, và dường như đang phần khởi với sự tò mò mãnh liệt. Tôi thích thú quan sát cậu bé từ xa. Cậu bé đi đến chỗ các bạn, cô đẩy các bạn sang một bên với đôi tay nhỏ của mình, khi nhận ra rằng nó không đủ sức để có được một chỗ đứng cho mình, nó dừng lại và nhìn xung quanh. Vẻ suy tư hiện lên trên khuôn mặt trẻ thơ của cậu bé là điều thú vị nhất. Nếu lúc đó có một cái máy ảnh, chắc tôi đã ghi lại nhanh sự biểu cảm đó. Cậu bé chú ý đến một cái ghế nhỏ và rõ ràng đang, nghĩ sẽ đem nó lại phía sau nhóm bạn và trèo lên đó. Với nét mặt sáng lên vì hi vọng, cậu bé tiến đến cái ghế, nhưng ngay lúc đó người giáo viên đã mạnh tay nắm lấy cậu bé (hoặc có lẽ, một cách nhẹ nhàng theo cách cô ta nghĩ) và nhấc nó lên cao quá đầu các bạn khác cho nó thấy cái bồn nước và nói: “Con à, tội nghiệp con quá, nhìn một cái đi con!” Chắc chắn là đứa trẻ, khi nhìn thấy những món đồ chơi đang nồi, nó chẳng, cảm nghiệm được niềm vui mà đáng lẽ nó sẽ cảm nhận được nếu tự lực vượt thắng trở ngại. Nhìn thấy được những món đồ đó chẳng có ích gì cho cậu bé, trong khi các nỗ lực thông minh của cậu bé lẽ ra đã phát triển được sức mạnh nội tâm của nó.

Người giáo viên đó đã ngăn đứa trẻ khỏi việc rèn luyện bản thân mà không đem lại bắt kì sự bù đấp nào. Cậu bé đang sắp sửa được trải nghiệm niềm vui mừng, của chiến thắng, thế mà bỗng thầy mình được nhắc lên cao, như thể mình bị bất lực. Vẻ lo lắng, hi vọng và vui mừng từng làm tôi rất hứng thú giờ đã biến mất trên khuôn mặt cậu bé, thay vào đó, là nét mặt đờ đẫn của một đứa trẻ biết rằng sẽ có người khác làm thay cho mình.

Khi giáo viên trở nên mệt mỏi, ngao ngán với các quan sát của tôi, họ bắt đầu cho những đứa trẻ làm bắt cứ những gì chúng thích. Tôi thấy một vài đứa đặt chân của chúng lên bàn viết và các ngón tay thì cho vào mũi nhưng không có giáo viên nào chỉnh cho chúng cả. Tôi thấy có những đứa trẻ xô đẩy các bạn và bộc lộ sự thô bạo trên khuôn mặt của chúng nhưng không có một giáo viên nào mảy may để ý đến. Sau đó tôi phải kiên nhẫn can thiệp để chỉ cho họ thấy rằng việc kiểm tra là hết sức cần thiết và dần dẫn loại bỏ được tất cả các hành động mà trẻ nên tránh để chúng có thể phân biệt rõ ràng giữa đúng và sai.

Đây là khởi điểm cần thiết cho kỉ luật và là thời gian thử thách nhất cho giáo viên. Cái ý niệm đầu tiên mà một đứa trẻ phải có, nhằm được kỉ luật tích cực là sự khác nhau giữa đúng và sai; và đó là nhiệm vụ của người hướng dẫn để giúp trẻ không lầm lẫn giữa bắt động với tốt và năng động với xấu, như đã xảy ra với kiểu kỉ luật cũ. Mục tiêu của chúng ta là rèn luyện đứa trẻ để nó hoạt động, làm việc, làm điều tốt chứ không, phải để nó bất động hay thụ động.

Đối với tôi, trẻ em thật sự có kỉ luật rất tốt khi chúng có thể đi chuyển khắp nơi trong phòng theo một cách hữu ích, thông minh và tự do mà không làm điều gì thô lỗ hay bất lịch sự.

Xếp trẻ thành hàng, như trong các nhà trường thông thường, cho mỗi em một chỗ ngồi rồi trông đợi tắt cả sẽ ngồi yên và giữ nguyên trật tự đã ấn định việc này có thể được thực hiện như là một bài tập trong giáo dục về tập thể.

Trong đời sống hằng ngày, có khi người ta phải ngồi yên lặng, ví dụ trong một buổi hòa nhạc hay thuyết giảng. Và chúng ta biết rằng điều này đòi hỏi một sự hi sinh không nhỏ ở người lớn chúng ta. Do đó ta có thể sắp xếp cho trẻ ngồi theo trật tự, ở đúng vị trí thích hợp của chúng. Điều quan trọng là làm cho trẻ hiểu được cái ý niệm để chúng có thể học và thấm nhuần nguyên tắc của trật tự tập thể.

Sau khi đã hiểu được cái khái niệm này, khi trẻ đứng dậy, nói chuyện, thay đổi vị trí, chúng sẽ không tùy tiện làm những điều này mà không ý thức được mình đang làm gì, như lúc trước, nhưng nay chúng làm vì chúng muốn, muốn đứng dậy, muốn nói, v.v. Nói cách khác, khi chúng bước ra từ một trạng thái nghỉ ngơi và trật tự, mà ta đã biết rõ, để tham gia vào sinh hoạt tự nguyện nào đó, và bởi chúng biết rằng một số hành động bị cấm, chúng buộc phải nhớ về sự khác biệt giữa đúng và sai.

Bắt đầu từ trạng thái trật tự này, hoạt động hằng ngày của trẻ trở nên hoàn thiện và phối hợp nhịp nhàng hơn. Trẻ học được cách suy ngẫm về những hành động của mình. Cuốn sách dành cho giáo viên, cuốn sách khiến cô làm việc hứng khởi, và là cuốn sách đuy nhất mà người giáo viên có thể đọc nếu muốn trở thành một chuyên gia, chính là việc liên tục quan sát đứa trẻ khi trẻ chuyển từ những động tác lộn xộn ban đầu sang những vận động tự nhiên có sự phối hợp nhịp nhàng. Như thể khi hành động đứa trẻ, theo một cách nào đó, lựa chọn cho chính mình những xu hướng mà ban đầu là lộn xộn và bất trật tự trong các hành động thiếu suy nghĩ của nó.

Mỗi đứa trẻ thể hiện chính mình và thật kì diệu khi sự khác biệt rõ ràng giữa các cá thể được bộc lộ nếu. chúng ta làm theo quy trình này.

Có những đứa trẻ vẫn ngồi yên ở vị trí của mình, thờ ơ và buỗn ngủ. Có những đứa khác đứng lên để la hét, đấm đá và làm đồ đỗ vật. Và cuối cùng, có những đứa trẻ hướng đến việc hoàn thành một hành động nào đó đã xác định, như tự lấy ghế ra và ngồi xuống, đi chuyển một cái bàn hay nhìn một bức tranh. Những đứa trẻ sẽ cho ta thấy chúng chậm hiểu hoặc có lẽ bị bệnh hay chậm phát triển về mặt nhân cách, và hoặc là chúng thông minh, có trách nhiệm đối với môi trường xung quanh, có khả năng bộc lộ sở thích, xu hướng, năng lực tập trung và những giới hạn khả năng chịu đựng của chúng.

Contact Me on Zalo
Scroll to Top